Rụng tóc sau sinh và sự thật đằng sau các sản phẩm giảm rụng tóc

Rụng tóc sau sinh là tình trạng phổ biến xảy ra khoảng ba tháng sau khi sinh và có thể kéo dài đến sáu tháng. Đây là chứng rụng tóc tạm thời, biểu hiện bình thường của phụ nữ sau khi sinh. Hầu hết tóc của mọi người sẽ mọc trở lại như ban đầu.

Tổng quan về Rụng tóc sau sinh

Rụng tóc sau sinh không mang tính chất là vĩnh viễn hay hói đầu. Tình trạng rụng tóc này sẽ dừng lại và sẽ mọc tóc con trở lại trong vòng 6 tháng sau sinh, tùy vào từng người.

Tóc mọc như thế nào?

Tóc mọc từ lỗ chân lông nhỏ trên da đầu (nang tóc). Tóc sẽ mọc và rụng liên tục. Chu kỳ mọc tóc này có ba giai đoạn lặp lại trong suốt cuộc đời của mỗi người [1]:

  • Anagen là giai đoạn tăng trưởng tích cực của tóc. Nó có thể kéo dài từ hai đến sáu năm. Hầu hết tóc của mỗi người(85% đến 90%) đều ở trong giai đoạn này tại bất kỳ thời điểm nào.
  • Catagen là một giai đoạn chuyển tiếp ngắn, trong đó các nang tóc co lại [2].
  • Telogen là giai đoạn nghỉ ngơi kéo dài khoảng ba tháng. Sau đó, nang tóc giải phóng tóc và tóc rụng.

Rụng tóc sau sinh cũng có thể được gọi là Telogen Effluvium (rụng tóc tạm thời).

Rụng tóc sau sinh xảy ra như thế nào?

Nguyên nhân được xác định là do thay đổi nội tiết tố xảy ra trong và sau khi mang thai [3]. Rụng tóc sau sinh không chỉ làm rụng tóc trên da đầu mà đôi khi nó còn có thể ảnh hưởng đến lông mày và lông mi của người mẹ.

Khi mang thai, nồng độ estrogen tăng lên khiến tóc ở giai đoạn tăng trưởng lâu hơn bình thường và ngăn ngừa rụng tóc thông thường. Trong giai đoạn mang thai, có thể tóc sẽ được mọc nhiều thêm, đặc biệt là trong 3 tháng cuối.

Sau khi sinh con, nồng độ estrogen bị giảm xuống mức thấp hơn người bình thường, và mái tóc trở về trạng thái ban đầu vốn có của nó. Rụng tóc sau sinh xảy ra do tất cả số tóc thừa không được rụng khi mang thai bước vào giai đoạn nghỉ ngơi – diễn ra tình trạng rụng cùng một lúc [4].

Một vài yếu tố khác cũng có thể góp phần gây rụng tóc sau sinh như [5]:

  • Stress
  • Thiếu chất dinh dưỡng
  • Rối loạn nội tiết (tiểu đường, suy giáp)
  • Huyết áp cao
  • Thiếu sắt
chu ky rung toc sau sinh

Chu kỳ rụng tóc sau sinh

Rất khó để nói chính xác thời điểm diễn ra tình trạng rụng tóc sau sinh. Rụng tóc có thể bắt đầu vào bất cứ lúc nào sau khi sinh con, nhưng thường bắt đầu khoảng từ 3 – 4 tháng sau khi sinh con [5][6].

Dấu hiệu dễ nhận thấy đó là rụng tóc nhiều và đột ngột. Tóc thể rụng từng đám, nhìn thấy tóc thừa trên lược, trên giường, trong phòng tắm hoặc trên quần áo [7].

Rụng tóc sau sinh thường chỉ ảnh hưởng đến khoảng 50% lượng tóc trên da đầu [5]. Nếu như ai đó bị rụng tóc quá nhiều, dẫn đến hói từng mảng hay kích ứng da đầu hãy nên đến phòng khám chuyên khoa hay gặp bác sĩ để có thể biết chính xác tình trạng này là gì.

Sự rụng tóc thường đạt đỉnh điểm vào khoảng bốn tháng sau khi sinh. Và tình trạng rụng tóc có thể kéo dài từ sáu tháng đến một năm. Sau thời gian này, tóc của người mẹ sẽ trở lại chu kỳ phát triển bình thường [3].

Rụng tóc sau sinh chỉ là tình trạng tạm thời và không diễn ra vĩnh viễn. Vì thế, nếu thấy sau hơn 1 năm mà tóc vẫn rụng nhiều, có thể lúc này bạn có thể cần đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên ngành [7].

Tại sao có tình trạng rụng tóc sau sinh kéo dài

Sau khi sinh, nội tiết tố prolactin sẽ tăng lên để kích thích sản xuất sữa [8]. Nồng độ prolactin trong máu tăng cao tỉ lệ nghịch với estrogen giảm đi trong máu [9]. Sau khoảng thời gian em bé bú sữa mẹ từ 6 tháng trở lên, prolactin giảm và estrogen tăng lên [10], và phụ nữ sau sinh sẽ bắt đầu có kinh nguyệt trở lại muộn hay sớm là do lượng prolactin giảm từ từ tùy theo cơ địa mỗi người.

Một số phụ nữ có thể không thể căn bằng lại được estrogen do có thể bị hội chứng loạn nội tiết tố (gây ra mức prolactin cao trong thời gian dài) khi trong thời gian cho con bú có dùng thuốc nào đó có ảnh hưởng đến nội tiết tố, hoặc do tuyến yên có u Prolactinoma (một loại u lành tính, không phải ung thư) [11] và nhiều điều kiện khách quan khác.

Tại sao có người lại không xảy ra tình trạng rụng tóc sau sinh

Có nhiều sự giải thích tuy nhiên không có nghiên cứu sâu về vấn đề này. Tình trạng không xảy ra rụng tóc sau sinh có thể bắt gặp ở một số người mẹ. Lý do được nhiều chuyên gia đưa ra là do sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể (do uống thuốc trong thai kỳ, bổ sung tpcn quá liều…), bao gồm cả việc người mẹ bị mất sữa [12] hay sinh non [13].

Nguồn dinh dưỡng bổ sung trong quá trình mang thai cũng là yếu tố suy xét cho việc cảm thấy như không có tình trạng rụng tóc sau sinh [14]. Thực tế, tình trạng rụng tóc vẫn diễn ra, nhưng cơ thể được bổ sung nguồn lợi có ích cho tóc, móng tay giúp giảm rụng tóc đáng kể.

Cũng có nhiều trường hợp người mẹ sẽ không rụng tóc đến tháng thứ 6 sau sinh, nhưng sau đó tình trạng rụng tóc sau sinh mới bắt đầu diễn ra.

dieu tri rung toc sau sinh

Cách điều trị khi bị rụng tóc sau sinh

Thật ra thì chúng ta không cần phải tìm cách để điều trị rụng tóc sau sinh, vì mái tóc cuối cùng sẽ tự trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn thấy khó chịu với tình trạng này, thì sẽ có một vài cách giúp tóc bạn trông đầy đặn và khỏe mạnh [3] [4].

  • Hạn chế sử dụng dầu gội hoặc dầu xả quá đặc: Dầu gội hoặc dầu xả với những thành phần “nặng” (như silicone) có thể làm nặng tóc và giảm độ dày của tóc.
  • Sử dụng các sản phẩm tạo độ phồng cho tóc: Có một số loại dầu gội có thể giúp tóc trông đầy đặn hơn, chẳng hạn như dầu gội khô hay các sản phẩm dành cho tóc mỏng vì các thành phần trong chúng thường nhẹ hơn.
  • Tránh thoa dầu xả lên da đầu: Thoa dầu xả lên ngọn tóc nhưng tránh xoa dầu xả lên vùng da đầu vì điều này sẽ làm nặng tóc.
  • Có thể cắt tóc ngắn đi để trông tóc được đầy đặn hơn.
  • Nếu cảm thấy rụng tóc quá mức, có thể nên gặp các chuyên gia sức khỏe về tóc để có liệu trình điều trị phù hợp, chẳng hạn như sử dụng thuốc bôi Rogaine (minoxidil 2%).

Cách ngăn ngừa rụng tóc sau sinh

Rụng tóc sau sinh là một quá trình diễn ra tự nhiên. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể thực hiện một số biện pháp giảm thiểu tình trạng rụng tóc và thúc đẩy sự phát triển của tóc [3][4][5].

  • Chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng: Một chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc sẽ giúp cơ thể hấp thụ nhiều vitamin và khoáng chất, nang tóc được bảo vệ và kích thích tóc phát triển.
  • Uống vitamin dành cho bà bầu: đây là loại vitamin chứa nhiều dưỡng chất như vitamin B, canxi, cholin, folic acid, sắt, omega-3, vitamin C và D giúp cho tóc phát triển.
  • Kiểm soát stress: stress có thể góp phần gây rụng tóc. Bạn có thể kiểm soát stress bằng các kỹ thuật giúp thư giãn cơ thể như thiền, thở sâu…
  • Chọn kiểu tóc buông dài: Cố gắn tránh những kiểu tóc buộc chặt vì có thể tạo thêm độ căng và gây gãy rụng.
  • Tránh tạo kiểu tóc bằng thiết bị nhiệt: hạn chế sử dụng nhiệt độ cao trên các loại máy sấy tóc, máy ép tóc, máy uốn tóc… Những thiết bị này có thể làm tóc rụng nhiều hơn.
  • Chải tóc nhẹ nhàng khi tóc ướt, sử dụng lược răng thưa để gỡ tóc ướt.
  • Chỉ nên sử dụng dầu gội và dầu xả dịu nhẹ với mái tóc, tránh các hóa chất như thuốc nhuộm, thuốc uốn duỗi…

Nhiều người khác lại sử dụng các biện pháp tự nhiên trên mái tóc để giúp mái tóc khỏe đẹp hơn như các chế phẩm/chiết xuất từ nha đam, dầu dừa, dầu cá, lá cây tầm ma, lá trà, hoa cúc… Tuy nhiên, các biện pháp tự nhiên có thể không hiệu quả với từng người, hay nói đúng hơn là tùy vào cơ địa mỗi người vì chúng dễ gây dị ứng.

Các sản phẩm trị rụng tóc sau sinh

Những loại dầu gội dành cho rụng tóc sau sinh có vai trò chính là làm sạch da đầu mà không tác động đáng kể đến sự phát triển của tóc. Ngoài ra, chúng còn chứa các thành phần tạo độ phồng cho tóc, giúp mái tóc trông bớt mỏng và đầy đặn hơn.

Một số loại dầu gội có thể chứa biotin, giúp củng cố nang tóc giúp giảm rụng. Các thành phần khác có tác dụng dưỡng ẩm là các loại dầu nhẹ. Và chú ý, các loại dầu gội này không có tác dụng gọi là điều trị rụng tóc, mà chỉ là giúp tóc giảm thiểu việc rụng tóc ở mức thấp nhất có thể.

Ngoài việc lựa chọn dầu gội phù hợp, việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho cơ thể mới là điều quan trọng trong việc trị rụng tóc sau sinh. Các loại vitamin và khoáng chất bổ sung có thể giúp giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của chứng rụng tóc.

Một số loại dầu gội giảm rụng tóc sau sinh phổ biến vàđược đánh giá cao trên thị trường mà bạn có thể tham khảo như:

  • GRO Revitalizing Shampoo Vegamour
  • Kitsch Castor Oil Shampoo Bar for Hair Growth | Vegan & All Natural Solid Shampoo
  • TRESemme Volumizing Shampoo and Conditioner – Salon-Level Hair Care, Sulfate-Free Shampoo and Conditioner Set, Hair Volume Boost, Gift Set for Women
  • Aquage Strengthening Shampoo

Tài liệu tham khảo

1. Hoover E, Alhajj M, Flores JL. Physiology, Hair. [Updated 2023 Jul 30]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2024 Jan-.

2. Hair Follicle, Cleveland Clinic: Every Life Deserves World Class Care.

3. Hair loss in new moms, American Academy of Dermatology | Public Education.

4. Pregnancy and Hair Loss, American Pregnancy Association | Expecting with Confidence.

5. Ebrahimzadeh-Ardakani, M., Ansari, K., Pourgholamali, H., Sadri, Z. Investigating the prevalence of postpartum hair loss and its associated risk factors: a cross-sectional study. Iranian Journal of Dermatology, 2021; 24(4): 295-299.

6. Oriol Mirallas, Ramon Grimalt; The Postpartum Telogen Effluvium Fallacy. Skin Appendage Disord 28 May 2016; 1 (4): 198–201.

7. Rebora A. Telogen effluvium: a comprehensive review. Clin Cosmet Investig Dermatol. 2019;12:583-590

8. Prolactin, Cleveland Clinic: Every Life Deserves World Class Care.

9. Endocrine Society.”Hyperprolactinemia | Endocrine Society.” Endocrine.org, Endocrine Society, 11 April 2024

10. Lotfy M. Prolactin level after prolonged lactation: contraceptive evaluation. Contracept Deliv Syst. 1984 Jan;5(1):63-6.

11. Prolactinoma: Causes, Symptoms and Treatment, Cleveland Clinic: Every Life Deserves World Class Care.

12. Are Prenatal Vitamins Good for Hair Growth?, Health: Trusted and Empathetic Health and Wellness Information.

13. Hirose A, Terauchi M, Odai T, Fudono A, Tsurane K, Sekiguchi M, Iwata M, Anzai T, Takahashi K, Miyasaka N. Investigation of exacerbating factors for postpartum hair loss: a questionnaire-based cross-sectional study. Int J Womens Dermatol. 2023 Jun 16;9(2):e084.

14. Mirallas O, Grimalt R. The Postpartum Telogen Effluvium Fallacy. Skin Appendage Disord. 2016 May;1(4):198-201.